Trang chủ > Tin tức
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (còn gọi là Quốc lộ 5B) là một trong 6 tuyến cao tốc được xây dựng theo quy hoạch tại miền Bắc Việt Nam.
Đây là dự án đường ô-tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương tới thành phố cảng Hải Phòng.
Theo Quyết định số 1621/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ "Về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án Ðường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng" thì Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI)là chủ đầu tư dự án này theo hình thức hợp đồng BOT. Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Ðầu tư tài chính Việt Nam có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nắm giữ 51%.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nhưng là vốn huy động trong xã hội(vay vốn nước ngoài),và lấy các công trình xung quanh dự án để thu hồi vốn: Các Khu Công nghiệp, các khu đô thị. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì tổ chức thu phí để hoàn vốn trong khoảng 35 năm, sau đó giao lại Nhà nước quản lý.
Ðây là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ðiểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội, cách mố bắc cầu Thanh Trì1.025 m, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km.[1]
Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết. Các loại xe ô-tô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/giờ và xe máy không được đi vào đường này, toàn tuyến có sáu điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là liên thông khác mức, ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn,21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và cống chui đường dân sinh.
Theo thiết kế này, các loại xe ô-tô, đặc biệt các xe công-ten-nơ siêu trường, siêu trọng có thể chạy thẳng luồng tới cảng biển lớn nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tổng chi phí giao thông của các phương tiện, nhất là hao phí thời gian sẽ giảm mạnh.
Quyết định 1621/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao chính quyền các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên làm chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17-10-2006.
Các bài viết khác
Dự án đường giao thông thành phố Hà Nội
Thông xe 24 cầu vượt trên quốc lộ 5
Khánh thành Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long và động thổ đoạn Bắc Ninh - Uông Bí
Tháng 8 sẽ hoàn thành cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Bộ Giao thông lập 8 đoàn xử lý xe cơi nới thùng hàng
Kết nối các phương thức vận tải tuyến Hải Phòng - Lào Cai
Singapore xây dựng hàng rào chống ồn giao thông
Cầu 12 tiên phong đổi mới công nghệ làm cầu
Hà Nội thống nhất xây cầu mới cách cầu Long Biên 75m
Mua bán thầu vẫn còn "đất diễn"
Nối dài hơn 40km tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
Thêm nghi vấn cháu cục trưởng trúng tuyển
Dinh thự hoành tráng, vườn cao su bát ngát của Chủ tịch Bình Dương?
U19 VN – U19 Thái Lan: Tiến gần vinh quang
Chấm dứt hợp đồng với 2 nhà thầu Trung Quốc