Trang chủ > Biển báo ATGT đường bộ
Phân loại Biển báo giao thông và ý nghĩa các loại biển báo giao thông tại Việt Nam
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định biển báo hiệu đường bộ chia thành 5 nhóm cơ bản, bao gồm: biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển phụ và các loại biển khác như biển trên đường cao tốc, biển báo trên đường cao tốc.
Biển báo giao thông là gì?
Hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu để duy trì trật tự, an toàn giao thông, giúp phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, an toàn và thuận lợi. Vậy biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, mang thông tin đến người và phương tiện tham gia giao thông. Các thông tin đó nhằm thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép phương tiện tham gia giao thông trên một điều kiện cụ thể nào đó. Mỗi loại biển báo giao thông có một mục đích và ý nghĩa riêng.
Các loại biển báo giao thông đường bộ tại Việt NamBiển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam được phân loại theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT. Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống báo hiệu đường bộ, do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019.
Xem thêm: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT
Theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông được chia làm 5 loại, cụ thể bao gồm: biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển phụ và các loại biển khác như biển báo trên đường cao tốc. Bên cạnh đó vạch kẻ đường cũng là bộ phận quan trọng trong hệ thống chỉ dẫn này. Các loại biển báo có ý nghĩa và cách phân biệt khác nhau. Trong phần tiếp theo của bài viết, Chúng tôi sẽ nêu rõ để Quý vị có thể nắm bắt được thông tin của các biển báo này.
Cách nhận biết/phân loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam theo QCVN 41:2019/BGTVTTheo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, 05 nhóm biển báo giao thông đường bộ được nhận diện sơ bộ qua các đặc điểm sau đây:
1. Biển báo cấm
Biển báo cấm là các biển báo thể hiện các điều cấm mà người và phương tiện tham gia giao thông không được vi phạm, tức là người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.
Đặc điểm nhận biết biển báo cấm
Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, các biển báo cấm có đặc điểm nhận biết như sau:
-
- Biển báo có dạng hình tròn.
-
- Biển báo thường có nền trắng, viền đỏ, ký hiệu bằng hình vẽ hoặc chữ viết màu đen để thể hiện điều cấm.
-
- Hầu hết các biển báo cấm đều có chung một quy cách thống nhất với đường kính là 70cm, viền đỏ rộng 10cm và vạch đỏ rộng 5cm.
-
- Trong một số trường hợp đặc biệt, biển báo cấm có thể có hình dạng, màu sắc khác (Ví dụ: Biển cấm đi ngược chiều và dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng; Biển cấm dừng và đỗ xe: cấm đỗ xe, cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng).
2. Biển báo chỉ dẫn
Biển báo chỉ dẫn dùng để cung cấp thông tin chỉ dẫn cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác để việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn. Thông tin biển báo chỉ dẫn có thể là về nơi đậu xe, trạm dừng chân, lối rẽ, hướng đi, các điểm mốc, đường một chiều, ....
Nhận biết biển báo chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn thuộc biển báo giao thông có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Xem thêm: Biển chỉ dẫn đường cao tốc theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT
3. Biển báo hiệu lệnhBiển hiệu lệnh là nhóm các biển báo dùng để báo hiệu lệnh phải chấp hành mà các phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Biển báo hiệu lệnh thường được đặt tại các vị trí thường xảy ra ùn tắc, nhiều phương tiện đặc biệt lưu thông như xe tải, xe chở hàng. Các hiệu lệnh của biển báo hiệu lệnh là: cấm đi đường một chiều, cấm quẹo trái hay phải, giảm tốc độ…
Nhận biết biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên biển có hình vẽ mầu trắng, với mục đích cảnh báo cho người tham gia giao thông những mệnh lệnh phải thi hành.
4. Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là nhóm các biển báo cung cấp thông tin cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, hoặc các điểm cần chú ý trên tuyến đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
Nhận biết biển báo nguy hiểm
Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nhận biết như sau:
-
- Biển báo chủ yếu có hình tam giác đều, 3 đỉnh lượn tròn, 1 cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trời (Riêng biển số W.208 thì đỉnh tương ứng sẽ hướng xuống dưới)
- Biển có nền màu vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen.
5. Biển phụ
Nhóm biển báo phụ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm bổ sung thêm thông tin để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập. Khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ.
Biển báo phụ có hình dạng là chữ nhật hoặc hình vuông, nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen, hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng.
6. Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là những vạch được vẽ trên đường với mục đích cũng cấp những thông tin quan trọng cho người tham gia giao thông về phân loại xe, làn đường, đường đi phụ và lối rẽ nếu không có barie, đường cấm trong từng trường hợp cụ thể.
Vạch kẻ đường được sơn bằng sơn nhiệt dẻo phản quang để tăng độ sáng và sự hiệu quả của báo hiệu. Các vạch kẻ đường thường được sơn màu trắng hoặc vàng và có nhiều loại như vạch liền, vạch đứt, vạch nối, vạch chỉ dẫn hướng, vạch cảnh báo, vạch dừng xe, ...
Kích thước biển báo giao thông theo QCVN 41:2019/BGTVT
Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, kích thước biển báo giao thông được quy định tại Điều 16, cụ thể các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết tương ứng với đường đô thị có hệ số là 1. Trường hợp đặc biệt, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, rõ ràng thông tin thể hiện và tính thẩm mỹ của biển báo.
Kích thước biển báo giao thông hình tròn
-
- Đường kính ngoài D: 70cm.
-
- Chiều rộng của mép viền đỏ B: 10cm.
-
- Chiều rộng vạch đỏ A: 5cm.
Kích thước biển báo giao thông hình bát giác
-
- Đường kính ngoài D: 60cm.
-
- Độ rộng phần viền trắng ở xung quanh B: 3cm.
Kích thước biển báo giao thông hình tam giác
-
- Chiều dài của cạnh hình tam giác L: 70cm.
-
- Chiều rộng viền mép đỏ B: 5cm.
-
- Bán kính đường lượn tròn viền mép đỏ R: 3,5cm.
-
- Khoảng cách từ đỉnh cung tròn đến phần đỉnh tam giác C: 3cm.
Kích thước biển báo giao thông hình vuông, hình chữ nhật
- Khoảng cách từ đỉnh cung tròn cho đến đỉnh hình chữ nhật cơ bản C: 2 – 3cm.
Đối với những tuyến đường ngoài đô thị thì kích thước biển, các hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng như bảng dưới đây.
Trong đó:
(*) Đường ô tô thông thường là những loại đường mà không phải cao tốc, đường đôi hay đường đô thị dành cho xe ô tô.
(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong bảng trên không áp dụng với đường cao tốc mà được quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.
(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.
Xem thêm: Biển báo chỉ dẫn đường cao tốc theo QC41:2019/BGTVT
Quy định lắp đặt biển báo giao thông theo QCVN 41:2019/BGTVTQuy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ được nêu rõ tại Điều 20, 21, 22 và 24 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ. Cụ thể các quy định như sau:
"Điều 20: Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
- Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
- Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
- Trường hợp biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.
Điều 21: Giá long môn và cột cần vươn
- Giá long môn và cột cần vươn là kết cấu chịu được trọng lượng bản thân, trọng lượng biển báo và chịu được cấp gió bão theo vùng, do Bộ Tài nguyên- Môi trường công bố.
- Chân trụ giá long môn và chân cột cần vươn đặt ở lề đường, vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông cách mép ngoài phần đường xe chạy (kể cả những nơi bố trí làn đường dừng xe khẩn cấp, làn đường tăng, giảm tốc) ít nhất là 0,5 m.
- Khi treo biển trên giá long môn, cột cần vươn thì cạnh dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) cách mặt đường ít nhất là 5,2 m đối với đường cao tốc và 5,0 m đối với các đường khác (xem Hình 1).
Sản xuất và thi công lắp đặt biển báo giao thông tại Công ty CP Gia Phát Hà Nội
Công ty CP Gia Phát Hà Nội chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm cơ khí về ATGT, trong đó có biển báo an toàn giao thông, biển báo chỉ dẫn đường cao tốc, cột biển báo, giá long môn và cột cần vươn. Với máy móc và thiết bị sản xuất tiên tiến, đội ngũ thợ lành nghề, sản phẩm biển báo giao thông đường bộ do chúng tôi sản xuất luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, thẩm mỹ và dễ lắp đặt.
Một số hình ảnh về biển báo giao thông đường bộ do Gia Phát Hà Nội sản xuất và thi công lắp đặt tại công trường:
Bên cạnh việc sản xuất và thi công lắp đặt hệ thống biển báo giao thông, Gia Phát Hà Nội còn là đơn vị chuyên sản xuất và thi công lắp đặt sản phẩm vật tư, thiết bị an toàn giao thông khác. Sản phẩm của chúng tôi có thiết kế phong phú, mẫu mã mới đẹp, chất lượng hoàn hảo và giá cả cạnh tranh nhất. Danh mục sản phẩm của Công ty rất đa dạng, bao gồm từ hộ lan tôn sóng (hộ lan mềm), lan can cầu mạ kẽm nhúng nóng, biển báo giao thông, biển chỉ dẫn đường cao tốc, giá long môn, cột cần vươn, khe co giãn răng lược, dải phân cách di động, cột KM, cọc tiêu dán màng phản quang, thi công sơn kẻ vạch, cột chống va sơn vàng đen, …. đến các phụ kiện đi kèm như bu lông, tiêu phản quang, tấm đệm, …
Xem thêm: Sản xuất cột KM, cọc H, cọc tiêu dán màng phản quang
Việc sản xuất và thi công lắp đặt các sản phẩm vật tư, thiết bị an toàn giao thông của Công ty CP Gia Phát Hà Nội luôn đảm bảo tuân thủ bản thiết kế, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quốc tế và tiêu chuẩn dự án. Ngoài ra, các sản phẩm của chúng tôi đều có chứng chỉ xuất xưởng, xác nhận bảo hành sản phẩm của Công ty.
Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ với Công ty CP Gia Phát Hà Nội qua số 098 996 8282/0916 559 286 hoặc email: giaphathn.jsc@gmail.com để nhận được tư vấn và báo giá biển báo giao thông và các sản phẩm cơ khí khác mới nhất và miễn phí. Rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách hàng!
-